Hải Tùng Thứ tư, 03/02/2021 15:11 (GMT+7)

Phải làm gì khi "midlane" thua?

Midlane có thể được coi là một trong những vị trí được ưa chuộng và đòi hỏi kỹ năng cao nhất trong DOTA 2

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc thua "mid". Có thể bạn tính nhầm vì quên mất địch có một cái Faerie Fire. Có thể do bạn cầm Lina miss stun, có thể bạn last hit kém hơn địch, hoặc đơn giản đối thủ có trình độ cao hơn hẳn mình và bạn hoàn toàn bị outplay. Áp lực bị team blame và viễn cảnh một trận thua liểng xiểng dần hiện hữu trong tâm trí bạn. Có cách nào để cứu vãn tình hình hay không? Rất may mắn, câu trả lời là có. Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua một số việc bạn có thể làm khi đã thua Mid.

Chui vào rừng

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn, người đến chỗ lao xao. Một khi đã thua lane rồi, không cần phải chày cối tìm cách lấy trứng chọi với đá. Hãy tìm đến rừng xanh - nơi rất nhiều nguồn tài nguyên quý giá đang chờ đợi bạn. Đây là một lựa chọn rất hợp lý với những hero như Shadow Fiend hay TA - chúng có thể farm rừng rất hiệu quả từ level 5, nhưng nếu lane nát quá thì có thể sủi ngay từ level 4. Level 3 là quá sớm để phần lớn hero có thể farm rừng hiệu quả - nếu bạn cảm thấy mình đã thua lane ngay ở giai đoạn này thì hãy chú ý hơn đến một số yếu tố cơ bản như chọn vị trí hay last hit. 

Một tình huống khác bạn muốn đi rừng là khi nhận ra hiểm họa đến từ hero địch. Nếu bạn cầm Storm level 5 và nhận ra Lina/Invoker địch đã có level 6, tốt nhất hãy chui vào rừng và farm cho đến khi có được Ultimate. Chỉ cần bạn ló mặt thôi là những hero kia có thể tiễn bạn về giếng thần tốc trong 1 combo - không việc giải phải mạo hiểm trước những nguy cơ đã hiện hữu nhãn tiền. Tuy nhiên, không phải hero nào cũng có thể farm rừng một cách hiệu quả khi chưa có Level. Thay vào đó, các bạn có thể …

Đi Roam

Đi Roam hay đi Gank có thể được coi là 1 canh bạc lớn - nếu thành công, nhiều khả năng bạn sẽ bắt kịp đối thủ. Nếu thất bại, và tệ hơn nữa là bạn chết, thì tình hình sẽ ngày càng trở nên bi đát. Tuy nhiên, bạn vẫn là người có thể chủ động trong việc đi gank - hãy cân nhắc một số yếu tố quan trọng sau đây: 

- Rune Haste sinh ra dành cho những khoảnh khắc này - nó chắc chắn sẽ gia tăng cơ hội ăn mạng của bạn đáng kể.

- Rune DD và Tàng hình đều hữu ích, nhưng không phải hero nào cũng tận dụng được chúng hiệu quả. Rune Illusion có thể được dùng để lòe quân địch về vị trí của bạn, tuy nhiên nó vẫn thiên về việc giúp Farm hơn.

- Một số hero phù hợp với việc đi gank hơn những hero còn lại. Viper, Arc Warden, Death Prophet nên bám lane, trong khi Lina, Tiny hay Kunkka mạnh trong việc đi roam hơn rất nhiều. Lina có thể khiến 1 kẻ địch “bốc hơi” nếu trúng combo, nhưng Leshrac có thể sẽ cần đồng đội stun hỗ trợ để ăn mạng. 

- Chú ý đến vị trí đặt Ward của địch. Nếu bạn biết địch có Ward ở bờ sông top hay bot, hãy gank lane ngược lại hoặc tìm cách đi vòng để tránh cái Ward đó. Thời điểm đi gank tốt nhất là tầm 5-6 phút khi trời bắt đầu tối và cái Ward đầu tiên hết hạn - bạn có thể di chuyển khá thoải mái cho đến khi Support địch cắm Ward mới. 

- Đẩy Creep về trụ địch trước khi đi roam, vì nếu creep địch đẩy về trụ mình mà địch không thấy mình ra def, chắc chắn hắn sẽ cảnh báo đồng đội cẩn trọng khiến việc đi gank trở nên khó khăn hơn. 

Đợi Power Spike 

Power Spike là khái niệm mô tả thời điểm mà một hero bất kỳ gia tăng sức mạnh một cách đáng kể. Level 6 của Storm Spirit hay Lina chính là những Power Spike khá điển hình. Có thể bạn bị con Venomancer địch hành hạ bằng độc tố xuyên suốt giai đoạn đi lane, nhưng ngay khi đạt Level 6 những hero này đều có thể kill được Venom solo hoặc có sự hỗ trợ của Support đồng minh. Hãy chịu khó “nếm mật nằm gai” trong một khoảng thời gian, hiểu rõ điểm mạnh và yếu của đối thủ để biết khi nào là lúc mình có thể lật ngược tình thế.

Tele lật kèo 

Đây có thể được coi là chiến lược ngược của việc đi gank. Khi quân địch có lợi thế, chúng sẽ nghĩ đến việc dive trụ/ăn kill, và một pha Tele lật kèo chính là cơ hội để bạn comeback. Những hero gặp khó trong việc tiếp cận đối phương sẽ có công việc dễ dàng hơn rất nhiều khi con mồi tự động chạy vào địa thế bất lợi. Death Prophet vốn lù đù lại rất mạnh trong việc tele backup, và ngay sau đó có thể bật Exorcism ăn trụ địch luôn sau khi đã dọn dẹp được chúng. Trụ là một phần rất quan trọng trong việc bảo tồn tài nguyên rừng giai đoạn mid game - bảo vệ được trụ mình và gây sức ép cho trụ địch chỉ với một cuộn giấy 75 Gold là nước đi vô cùng hay.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo là mình ít nhất có thể ăn được mạng hoặc ép được trụ một khi đã Tele! Một pha tele vô thưởng vô phạt có thể sẽ khiến bạn mất đi 2-3 lượt creep, gần 1 level và bị bỏ xa lại hơn nữa so với hero mid của địch. Cân nhắc skill đồng đội, dự đoán trước liệu có tình huống Dive hay không (nhất là khi địch có Spirit Breaker, Clock, Night Stalker…), liên lạc với team để đồng lòng phòng thủ và quan trọng nhất là không được chết nếu không muốn chiến thuật này công toi. 

Tổng kết

Trên đây là một số cách cứu vãn tình thế khi bạn nhận ra mình đã thua mid. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tâm lý vững vàng và thi đấu khôn khéo để nhận ra mình hoàn toàn có thể lật ngược tình thế, và trận đấu chưa hề kết thúc dù bạn có chịu thua những phút đầu game. Khi chơi những role khác, hãy thông cảm và hỗ trợ cho Midlaner của bạn khi họ thua lane thay vì tập trung vào blame - nó có thể tạo ra sự khác biệt trông thấy vào giai đoạn giữa và late game.  

Có thể bạn quan tâm

#
CLB
Trận
+/-
Điểm
1
Manchester City
37
60
88
2
Arsenal
37
61
86
3
Liverpool
37
43
79
4
Aston Villa
37
20
68
5
Tottenham Hotspur
37
10
63
6
Chelsea
37
13
60
7
Newcastle United
37
21
57
8
Manchester United
37
-3
57
9
West Ham United
37
-12
52
10
Brighton Hove Albion
37
-5
48
11
AFC Bournemouth
37
-12
48
12
Crystal Palace
37
-6
46
13
Wolves
37
-13
46
14
Fulham
37
-8
44
15
Everton
37
-10
40
16
Brentford
37
-7
39
17
Nottingham Forest
37
-19
29
18
Luton Town
37
-31
26
19
Burnley
37
-36
24
20
Sheffield United
37
-66
16