Scizor Thứ năm, 02/08/2018 11:07 (GMT+7)

Núi Olympus và 12 vị thần Hy Lạp

Núi Olympus và 12 vị thần Hy Lạp: Ngọn núi Olympus là địa danh có thật, là nơi ở của 12 vị thần Hy Lạp cổ đại trong truyền thuyết.

Núi Olympus ở đâu?

Núi Ólympos (tiếng Hy Lạp: Όλυμπος) hay núi Olympus hoặc Óros Ólimbos, là ngọn núi cao nhất tại Hy Lạp với độ cao 2.917 m (9.570 ft)[1]. Do chân núi nằm gần như ngang với mực nước biển, nên nó là một trong những ngọn núi cao nhất tại châu Âu khi tính theo độ cao tương đối từ chân tới đỉnh.

Núi Ólympos nằm tại tọa độ 40°05′B 22°21′Đ, trong lòng Hy Lạp đại lục. Nó cách Thessaloniki, thành phố lớn thứ hai của Hy Lạp, khoảng 80 km.

Núi Ólympos đáng chú ý vì sự giàu có quần thực vật của nó với một số loài là đặc hữu. Đỉnh cao nhất trên núi Ólympos là Mitikas (Mytikas, Μύτικας), trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "mũi". Mitikas là đỉnh núi cao nhất tại Hy Lạp, đứng thứ hai là Skolio (2.912 m). Các cuộc leo núi này đều bắt đầu từ thị trấn Litochoro, còn được gọi là thành phố của các thánh thần do vị trí của nó tại chân núi.

Truyền thuyết thần thoại Hy Lạp

Trong thần thoại Hy Lạp, núi Ólympos là nhà của Mười hai vị thần Ólympos, các vị thần chính trong đền bách thần (pantheon) của người Hy Lạp. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng nó được xây dựng bằng các lâu đài pha lê mà trong đó các vị thần, như thần Zeus (chúa tể của các vị thần), đã sinh sống. Trong thần thoại Hy Lạp người ta cũng kể rằng sau khi nữ thần Gaia (nữ thần mẹ đất) sinh ra các thần khổng lồ (Titan) (các vị thần tổ tiên của các thần) thì họ đã dùng các ngọn núi ở Hy Lạp làm ngai vàng của họ do họ quá khổng lồ, và Cronus (vị thần Titan trẻ nhất và hùng mạnh nhất) đã ngồi trên núi Olympus. Từ nguyên học và ý nghĩa của từ Ólympos không được rõ ràng, và nó có thể có nguồn gốc trong ngôn ngữ tiền Ấn-Âu.

Núi Ólympos hay Olympus là một tên gọi núi khá phổ biến trong thế giới phương Tây. Ngoài núi ở Hy Lạp này thì còn có núi Olympus ở đảo Síp, núi Olympus ở Utah, núi Olympus tại bang Washington và nhiều núi trùng tên khác.

Mười hai vị thần trên đỉnh Olympus

12 vị thần là những vị thần chính trong điện thờ của người Hy Lạp, cai trị trên đỉnh Olympus. Các vị thần đỉnh Olympus giành quyền thống trị sau khi Zeus lãnh đạo các anh chị giành chiến thắng trong trận chiến với các Titan.

Tài liệu cổ xưa nhất về các nghi thức tôn giáo với các vị thần được tìm thấy trong các bài thơ Homer ca tụng Hermes. Sự sùng bái mười hai vị thần đỉnh Olympus của người Hy Lạp có thể bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI TCN ở thành Athens và gần như không có tiền lệ vào thời kỳ văn hóa Mycenae. Việc thờ phụng mười hai vị thần Olympus thường được xác định bắt đầu vào thời gian Pesistratos lên nhiếp chính ở thành Athens, vào năm 522/521 TCN.

Hệ thống cổ điển của mười hai vị thần trên đỉnh Olympus bao gồm các vị thần:

Zeus, Hera, Poseidon, Demeter, Athena, Hestia, Apollo, Artemis, Ares, Aphrodite, Hephaestus và Hermes và sau này là Dionysus thế chỗ của Hestia

Hades (tiếng La Mã: Pluto) thường không nằm trong danh sách này. Ông không có vị trí trong thần điện bởi ông dành hầu hết thời gian dưới âm phủ, vương quốc của ông. Hệ thống La Mã tương ứng của Ennius đặt tên La Mã tương đương cho những vị thần Hy Lạp, nhưng thay thế Dionysus (Bacchus) bằng Hestia (Vesta) vì thế danh sách có sáu nam thần và sáu nữ thần.

Herodotus đưa vào danh sách của ông các vị thần sau: Zeus, Hera, Poseidon, Hermes, Athena, Apollo, Alpheus, Cronus, Rhea và các nữ thần Charites. Herodotus cũng đề cập đến Heracles trong danh sách. Lucian cũng kể đến Heracles Asclepius là thành viên của mười hai vị thần, tuy nhiên không giải thích hai vị thần nào đã phải nhường vị trí cho họ. Ở đảo Kos, Heracles và Dionysus được đưa vào danh sách, Ares và Hephaestus thì không. Hebe, Helios, Eros (a.k.a. Cupid), Selene và Persephone cũng là những vị thần quan trọng đôi khi được kể vào nhóm mười hai vị thần. Eros thường được miêu tả cùng với mười hai bị thần kia, đặc biệt với mẹ là Aphrodite, nhưng hiếm khi được công nhận là một trong số các vị thần trên đỉnh Olympus.

 

Plato liên hệ mười hai vị thần đỉnh Olympus với mười hai tháng trong năm, và đề nghị tháng cuối cùng đặc biệt vinh dự dành riêng cho Hades và những linh hồn đã chết, ám chỉ ông tính Hades là một trong số mười hai vị thần.[6] Hades dần bị rút tên ra khỏi nhóm này vì liên quan đến âm phủ. Trong Phaedrus Plato xếp mười hai vị thần tương ứng với các cung Hoàng đạo và loại bỏ Hestia ra khỏi sự sắp xếp đó.

Có thể bạn quan tâm

#
CLB
Trận
+/-
Điểm
1
Manchester City
38
62
91
2
Arsenal
38
62
89
3
Liverpool
38
45
82
4
Aston Villa
38
15
68
5
Tottenham Hotspur
38
13
66
6
Chelsea
38
14
63
7
Newcastle United
38
23
60
8
Manchester United
38
-1
60
9
West Ham United
38
-14
52
10
Crystal Palace
38
-1
49
11
Brighton Hove Albion
38
-7
48
12
AFC Bournemouth
38
-13
48
13
Fulham
38
-6
47
14
Wolves
38
-15
46
15
Everton
38
-11
40
16
Brentford
38
-9
39
17
Nottingham Forest
38
-18
32
18
Luton Town
38
-33
26
19
Burnley
38
-37
24
20
Sheffield United
38
-69
16