Hà Thảo Minh
Thứ ba, 16/04/2019 15:03 (GMT+7)
Trước khi bị bà hỏa thiêu rụi một phần kiến trúc quan trọng, Nhà thờ Đức Bà Paris đã đứng sững ở thủ đô nước Pháp hơn 800 năm. Quần thể kiến trúc đặc trưng cho lối xây dựng đầy nghệ thuật của trường phái Gothic đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho đất nước nên thơ này với lượng khách du lịch hàng năm lên tới 13 triệu lượt người.
Ít ai biết rằng, để trụ vững tới ngày hôm nay, trước "cơn lốc" Nhà thờ Đức Bà Paris cháy, biểu tượng số 2 của Paris đã phải trải qua khá nhiều thăng trầm, biến cố và những sự kiện lịch sử. Đó là một quá trình dài kể từ khi quyết định được xây dựng, trở thành biểu trưng kiến trúc, tới khi xuống cấp và được hồi sinh, thu hút sự chú ý của toàn thế giới khi được tái sinh trong tiểu thuyết của đại thi hào Victor Huygo cho tới hiện tượng cháy Nhà thờ Đức Bà Paris ngày hôm qua.
1. Qúa trình xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris kéo dài trong khoảng 200 năm. Quần thể kiến trúc vốn được xây dựng trên tàn tích của một vài nhà thờ cũ từ trước và chính thức bắt đầu tiến hành vào năm 1163, chính Giáo hoàng Alexander III là người đặt viên đá móng. Ghi chép lịch sự cho biết, đã mất khoảng 200 năm liên tục (có thể có đôi chút gián đoạn vì những lý do chính trị khách quan) để xây dựng và thực sự hoàn thành Nhà thờ Đức Bà vào quãng năm 1345 - 1350.
Cụ thể, Nhà thờ Đức Bà Paris đã được khổ công hoàn thành với quỹ thời gian dày đặc như sau:
1163-1182: Tiến hành xây dựng điện và hai hành lang chính diện của Nhà thờ.
1182-1190: Nỗ lực xây dựng hai gian cuối cùng các gian bên và khu lễ chính.
1190-1225: Bắt đầu xây dựng mặt ngoài và hai gian đầu của quần thể Nhà thờ.
1225-1250: Hoàn thành hành lang thượng, hai tháp và đồng thời tiến hành thay đổi hành lang, mở rộng các cửa sổ.
1350: Qúa trình xây dựng chính thức hoàn thành.
2. Các quá trình cải sửa, trùng tu và xây dựng tiếp theo diễn ra từ cuối thế kỷ 13 cho đến tận đầu thế kỷ 14, đã lần lượt ghi danh tên tuổi của các kiến trúc sư nổi tiếng như Jean le Bouteiller, Jean de Chelles, Jean Ravy và Pierre de Chelles cùng Pierre de Montreuil.
Kiến trúc của Nhà thờ Đức Bà Paris trong con mắt nhà chuyên môn
3. Dấu mốc không thể nào quên trong lịch sử hào hùng của Nhà thờ Đức Bà Paris
Khi được hoàn thành chính thức vào năm 1345, quần thể Nhà thờ Đức Bà Paris được ví như viên ngọc của phong cách kiến trúc Gothic thời đó. Nhà thờ có sức chứa lên đến 6.000 người và là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của nước Pháp như lễ cưới hoàng gia, đăng cai ngôi vị và cũng chính là địa điểm phong thánh của Joan of Arc.
- Năm 1431, nơi đây được vua Anh Henry VI chọn làm lễ đăng quang, lịch sử lặp lại vào năm 1804 khi Nhà thờ được Hoàng đế Napoleon chọn để lên ngôi.
- Nhà thờ Đức Bà Paris là nơi tổ chức lễ cưới hoàng gia giữa vua Scotland James V cùng với vị công chúa Pháp Madeleine vào năm 1537.
- Đến thế kỉ 16, Nhà thờ Đức Bà Paris từng bị dòng người Huguenot vốn thuộc Giáo hội Cải cách Kháng Cách tiến hành phá hủy, và coi quần thể kiến trúc sừng sững này chỉ là nơi để... chứa thực phẩm dự trữ cho Cách mạng Pháp. Chức năng chính của Nhà thờ Đức Bà Paris mãi tới thế kỉ 19 mới được khôi phục lại hoàn toàn.
- Trong lịch sự hiện đại, Nhà thờ Đức Bà Paris chính là nơi tổ chức các đại lễ cầu siêu lớn mang quy mô quốc gia cho nhiều vị cố tổng thống như ngài Francois Mitterrand và ngài Charles de Gaulle.
- Chuông Emmanuel trứ danh của Nhà thờ Đức Bà Paris thường được ngân lên mỗi khi quốc gia và trên thế giới diễn ra những sự kiện trọng đại trọng đại mang tầm vóc lịch sử như kết thúc 2 cuộc chiến tranh thế giới, những chuyến thăm hoàng gia, lễ đăng cơ...
- Năm 1831, khi hiện trạng của Nhà thờ Đức Bà Paris xuống cấp trầm trọng, quần thể kiến trúc này đã được hồi sinh khi chính tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Victor Huygo được xuất bản. Các vị kiến trúc sư nổi tiếng như Eugène-Emmanuel Viollet-le-Duc và Jean-Baptiste-Antoine Lassus là người giám sát và quyết định phục dựng phần tháp nhọn cùng những trụ chống cho mái nhà thờ.
Để trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris trước khi bị cháy, chính phủ Pháp đã kêu gọi tài trợ từ nhiều quốc gia. Nhưng đáng buồn là vì một số nguyên nhân (cơ quan chức trách đang tiến hành điều tra), toàn bộ Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ phải xây dựng lại rất nhiều. Hiện, Nhà thờ Đức Bà Paris vẫn được coi là "kho" lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật cùng nhiều di tích lịch sử có giá trị qua hàng chục thế kỷ, vô cùng có ý nghĩa với nước Pháp.
>> Xem thêm: Nhận định bóng đá hôm nay