Livescore KQBD Lịch bóng đá BXH Tỷ lệ Kèo
Nhận định

Phong trào Bauhaus và vị cha đẻ trứ danh cùng những tác phẩm kiệt xuất

Hà Thảo Minh

Thứ sáu, 12/04/2019 09:35 (GMT+7)

Kiến trúc sư Walter Gropius đã làm nên một trang mới trong lịch sử kiến trúc nước Đức khi xây dựng một học viện thiết kế trứ danh ươm mầm những kiến trúc sư tuyệt vời. Ông đã tạo nên phong trào Bauhaus với một loạt những tác phẩm nổi tiếng thế giới.

Cha đẻ của phong trào Bauhaus là ai?

Hôm nay 12/4, Google Doodle vinh danh cha đẻ của phong trào Bauhaus - kiến trúc sư lừng danh Walter Gropius. Ông đã thổi làn gió mới vào cho nền kiến trúc nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, tạo nên những sản phẩm đặc trưng nổi tiếng thế giới, thay đổi hoàn toàn phong cách ước lệ thời đó, đưa mĩ thuật gắn liền với công năng. 

Walter Gropius được sinh ra ở Berlin vào năm 1883, ông được tiếp xúc với đam mê kiến ​​trúc từ rất sớm. Được biết, thân phụ của Walther Gropius vốn là một sĩ quan trong ngành xây dựng làm việc ở Reich (nước Đức), gia đình ông có người chú có tên Martin Gropius chính là một trong những vị kiến ​​trúc sư quốc tịch Đức nổi tiếng nhất thế giới vào giai đoạn thế kỷ 19.

Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà chàng trai yêu cái đẹp năm 20 tuổi quyết định nghiên cứu chuyên sâu về kiến ​​trúc ở Munich và tiếp tục đến Berlin để tìm tòi, học hỏi kĩ càng từ 1903 đến 1905. 

Sau khi miệt mài hoàn thành việc học, Walter Gropius gia nhập văn phòng thiết kế của ông Peter Behlings - cha đẻ của kiến ​​trúc công nghiệp thực tế và hiện đại. Ở đây Gropius không chỉ học hỏi được rất nhiều từ Behlings, chàng trai trẻ còn tích lũy được rất nhiều kiến thức tuyệt vời từ tiến bối nổi tiếng như Ludwig Mies van der Rohe, Le Corbusier khi cộng tác chung với họ ở văn phòng. 

Nhà máy Fagus xây dựng năm 1911 đưa tên tuổi cha đẻ của phong trào Bauhaus Walter trở thành nhà kiến trúc tiên phong của nước Đức ở thời kì hiện đại

Khi đã "đủ lông đủ cánh" 03 năm sau, Walter Gropius quyết định tự thành lập doanh nghiệp của bản thân với tư cách là một nhà thiết kế một kiến ​​trúc sư công nghiệp độc lập. Bản hợp đồng lớn đầu tiên ông kiếm được chính là xây dựng nhà máy Fagus năm 1911, tọa lạc tại Alfeld trên Leine. Tác phẩm để đời này đã biến Walter trở thành nhà kiến trúc tiên phong của nước Đức ở thời kì hiện đại.

Qua quá trình trưởng thành, Walter Gropius dần dần có sự gần gũi về trí tuệ và thăng hoa trong tình bạn với vị kiến ​​trúc sư nổi tiếng quốc tịch Bỉ là Henry van de Velde. Chính người này đã giúp Gropius hiện thực hóa ước mơ nhân rộng đam mê kiến trúc mới và bổ nhiệm ông thành giám đốc của Học viện Mỹ thuật Grand Ducal-Saxon ở Weimar.

Học viên và giảng viên ngày đầu của ngôi trường Bauhaus lừng danh trong lịch sử kiến trúc hiện đại với lối học tập mới mẻ

Ngay từ khi đó, Walter Gropius bắt đầu tiến hành các hoạt động để định hướng lại kiến ​​trúc bằng cách thiết lập cho các học viên của mình một chương trình giảng dạy mới mẻ. Chính ông đã đổi tên trường từ học viện thành "Staatliches Bauhaus ở Weimar", tạo nên một bước ngoặt mới và cho ra đời phong trào Bauhaus. 

Ngày ra đời của phong trào Bauhaus cũng chính là ngày thành lập ngôi trường kiến trúc này 12/4/1919. Google Doodle vinh danh phong trào Bauhaus - hơi thở mới của kiến trúc nước Đức cũng là vì lí do này.  

Ngôi trường Staatliches Bauhaus ở Weimar - gọi tắt là tổ hợp Bauhaus được UNESSCO công nhận vì kiến trúc độc đáo và hiện nay vẫn mở cửa cho du khách tham quan

Phong trào Bauhaus ghi dấu ấn trong lịch sử kiến trúc thế giới ra sao?

Trong những năm đầu tiên Walter Gropius thiết lập nên một "đại kỉ nguyên mới" về kiến trúc, phong trào Bauhaus chỉ dừng lại  ở các thể nghiệm về cân đối vừa phải giữa thẩm mĩ và công năng sử dụng. Ban đầu, phong trào Bauhaus có đôi chút nhấn nhá và thiên về chủ nghĩa ấn tượng để tạo nên con đường cải cách mới mẻ. 

Sau đó, khi ứng dụng vào thực tế, chịu ảnh hưởng của nhà thiết kế quốc tịch Anh - William Morris (ông là nhà thiết kế trứ danh cuối thế kỷ XIX) cùng với hơi hướng của phong cách De Stijl và chịu nhiều ảnh hưởng từ trường phái thiết kế Nga, phong trào Bauhaus đưa tuyên ngôn: Thẩm mĩ đi liền với công năng vào trong các sản phẩm của mình. 

Bắt đầu từ năm 1923, phong trào Bauhaus thổi hơi thở trẻ trung của mình vào các thiết kế kiến trúc, tạo nên làn sóng mới vô cùng ấn tượng. Chính cha đẻ của phong trào Bauhaus đã đưa ra yêu cầu kết hợp nghệ thuật với mĩ thuật thủ công, đánh tan khái niệm thầy - thợ, đòi hỏi các kiến trúc sư vừa sáng tạo, tiết giản các thiết kế rườm rà, đưa ra những đứa con ứng dụng không thừa không thiếu nhưng vẫn phải đủ tính thẩm mĩ và ưa nhìn. 

Sản phẩm để đời đầu tiên của phong trào Bauhaus chính là tổ hợp trường Bauhaus, sự ra đời cách thiết kế ấn tượng, tươi mới, tràn ngập ánh sáng đã khiến ngôi trường trở thành di sản văn hóa phi vật thể được UNESSCO công nhận và đến ngày nay vẫn mở cửa vào cho du khách thăm quan. 

Cùng chiêm ngưỡng những sản phẩm để đời của phong trào Bauhaus kiến trúc thẩm mĩ đi liền với công năng đầy phá cách này:

Ghế Wassily Chair nổi tiếng đỉnh cao của phong trào Bauhaus ban đầu có tên gọi là Model B3, sản phẩm này do kiến trúc sư Breuer người Hungary ấp ủ và cho ra đời trong những năm 1925-1926

Chiếc nôi baby cradle do Keler thiết kế chuẩn hóa các hình khối nổi bật như tam giác, hình chữ nhật trên nền tảng các màu sắc đỏ, vàng và xanh dương vô cùng đặc trưng cho ý tưởng nghệ thuật đi liền với ứng dụng của phong trào Bauhaus.

Josef Hartwig cho ra đời bộ cờ vua vào giai đoạn đỉnh cao của phong trào Bauhaus những năm 1923 - 1924 cho thấy sự ấn tượng bất ngờ

Ghế Brno được Ludwig Mies van der Rohe của phong trào Bauhaus thiết kế trong những năm 1929-1930 là sự phá cách hoàn hảo để minh chứng cho nguyên lý: ghế không nhất thiết phải có 4 chân, hãy để mọi thứ trở về với chính bản chất cơ bản vốn có của chúng. 

Sản phẩm tủ quần áo của nhà thiết kế Josef Pohl ra đời năm 1929 giúp mọi gia đình sử dụng được trên nhiều diện tích, cách bố trí kiến trúc khác nhau và vô cùng tiết kiệm chỗ để nhưng khai thác tối đa mục đích sử dụng

Chiếc ghế Barcelona là đứa con tinh thần của nhà thiết kế Mies van der Rohe ra đời vào năm 1929, ở thời kì đỉnh cao của phong trào Bauhaus

Chiếc đèn MT8 Lamp do hai đồng thiết kế là Carl Jakob Jucker người Thụy Sĩ và Wilhelm Wagenfeld người Đức nêu bật đặc trưng của phong trào Bauhaus, thẩm mĩ đi liền với công năng, tiết giản các chi tiết thừa, cất để gọn gàng và sử dụng giản tiện

Sản phẩm tay nắm cửa do chính cha đẻ của phong trào Bauhaus thiết kế vừa tao nhã lịch lãm lại dễ dùng

Sản phẩm ấm trà được ra đười năm 1924 của nghệ sĩ người Đức có tên Marianne Brandt tối giản những chi tiết rườm rà, cầu kì, nhấn mạnh vào mục đích sử dụng và đem lại cái nhìn mới mẻ

 Nghệ sĩ kiến trúc sư người Đức có tên Josef Albers là cha để của thiết kế bộ bàn ứng dụn nổi tiếng Nesting Tables với cách sắp đặt lồng ghép vào nhau cũng là điển hình đặc trưng của phong trào Bauhaus những năm 1927.

>> Xem thêm:  Nhận định bóng đá hôm nay

Bài liên quan

Có thể bạn quan tâm

Nhận định bóng đá hôm nay